Chúng ta vẫn thường nghe về hiệu quả của các giải pháp xử lý nước thải sinh học kỵ khí. Nhưng bạn đã hiểu vi sinh kỵ khí là gì chưa? Nếu muốn xử lý nước thải hiệu quả bằng phương pháp này, các nhà vận hành cần nắm được các thông tin cụ thể về loại vi sinh vật này để vận hành hệ thống một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.
Vi sinh kỵ khí là gì?
Vi sinh kỵ khí chính là các vi sinh vật kỵ khí sống trong nước. Chúng thường là những sinh vật đơn bào, có cấu tạo đơn giản. Điển hình như vi khuẩn, virut, nấm, tảo, nguyên sinh động vật…
Hiện nay, vi sinh vậy kỵ khí chủ yếu chính là vi khuẩn. Đây là những sinh vật chỉ phát triển trong môi trường không có oxy. Nghĩa là chúng sẽ không phát triển, sinh sản hoặc sẽ chết nếu môi trường sống xuất hiện khí oxy. Oxy được coi là độc tố ức chế và giết chết các vi sinh vật kỵ khí. Bên cạnh đó chúng cũng chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác.
Ứng dụng vi sinh vật kỵ khí trong xử lý nước thải
Sinh vật kỵ khí được ứng dụng trong xử lý nước thải thông qua phương pháp xử lý sinh học kỵ khí. Đây là một trong hai phương pháp hiệu quản nhất, được ứng nhiều nhất trong xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Người ta sẽ sử dụng hoạt đọng phân hủy các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm thành các loại khí CH4, N2, H2 và phân hủy các sản phẩm vô cơ CO2, NH3… Mục đích sau cùng của quá trình phân hủy này là để khử BOD, COD. Từ đó đáp ứng được tiêu chuẩn nước thải đầu ra tại các hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên – Môi trường.
Các công trình xử lý nước thải ứng dụng vi sinh vật ký khí trong xử lý có thể kể đến như: Hầm Biogas, bể tự hoại, bể USAB.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước thải của vi sinh vật kỵ khí
Ngoài oxy, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh vật kỵ khí. Bao gồm:
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tại bể kỵ khí. Các sinh vật kỵ khí cũng cần môi trường phát triển có nhiệt độ phù hợp để phát triển. Với từng mức nhiệt độ nuôi cấy, chúng sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Và mỗi một loại vi sinh sẽ có một khoảng nhiệt độ sống khác nhau.
Vì vậy, đơn vị xử lý cần hiểu về loại vi sinh mà mình sử dụng. Từ đó điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tương ứng để các vi sinh vật kỵ khí đó phát triển tốt nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải.
Độ pH
Độ pH nước thải liên quan đến quá trình trao đổi chất của vi khuẩn xử lý. Độ pH thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật là từ 6.7-7.4, tối ưu nhất là từ 7-7.2. Với từng sản phẩm vi sinh ứng dụng vi sinh kỵ khí mà độ pH có thể sẽ thay đổi. Để mang lại hiệu quả nuôi cấy tốt nhất, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và điều chỉnh phù hợp.
Chất dinh dưỡng
Giống như tất cả các sinh vật sống khác, vi sinh vật kỵ khí cần có dinh dưỡng để sống. Sự phát triển của vi sinh vật kị khí chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
Chính vì vậy, nhà vận hành cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bên trong bể xử lý nước thải cho các vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của chúng như Cacbon, Nitơ, Phốt pho và những nguyên tố vi lượng khác. Nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng này, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị ảnh hưởng. Hiệu quả xử lý sau cùng có thể không đạt chuẩn.
Thời gian lưu nước trong công trình xử lý
Thời gian lưu nước có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xử lý của vi sinh vật. Thời gian lưu nước cần phải đủ lâu để các vi sinh vật kỵ khí xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Yếu tố này cũng còn phụ thuộc vào thành phần của từng loại nước thải và điều kiện môi trường nữa. Tuy nhiên các nhà vận hành cần chú ý, tránh nóng vội mà chất lượng nước thải sau xử lý vẫn không đạt chuẩn yêu cầu.
Các yếu tố gây độc
Một số yếu tố gây độc đối với các vi sinh vật kỵ khí như Amoni, Hydrocarbonat có Clo, hợp chất vòng Benzen, chất khử trùng, chất sát trùng, Axit bay hơi, kim loại nặng, Sulfuric, Tanin… Đây là những chất có thể gây chết vi sinh vật kỵ khí. Vì vậy, nếu nguồn nước thải có các chất này thì cần xử lý chúng trước khi xử lý bằng vi sinh kỵ khí.