Hiếu khí là gì? Đây là loại vi sinh vật cần oxi để sống tuy nhiên lượng oxi cần cho sự sống của chúng ít hơn so với oxi trong khí quyển.
Lượng % oxi để giúp loại vi sinh vật này có thể sinh trưởng và phát triển khoảng 2-10%. Nếu vượt quá ngưỡng này vi sinh vật có thể không tồn tại được.
Hiếu khí là gì ?
Cũng giống với bất cứ sinh vật tồn tại nào trên trái đất, sinh vật hiếu khí cũng cần có điều kiện sinh trưởng và phát triển của riêng mình. Chúng cần thức ăn và môi trường sống phù hợp để có thể phát triển toàn diện. Trong quá trình xử lý nước thải y tế, sinh vật hiếu khí là thành phần vô cùng quan trọng, chúng tấn công và sử dụng các chất hưu cơ có trong nước thải để sinh sống.
Hô hấp hiếu khí là gì?
Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận electron cuối là oxi phân tử O2. Sản phẩm cuối cùng là đường. Hiếu khí được xem là một quá trình sinh học tự nhiên trong đó, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chúng phân hủy các chất thải trong nước góp phần không nhỏ vào quá trình xử lý nước thải của các nhà máy, bệnh viện.
Thước đo trong quá trình hiếu khí
Trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, các chất ô nhiễm hòa tan lớn. Vì vậy, người ta sử dụng một số các chỉ số để đo được nhu cầu sinh học và oxy hóa.
- BOD: Thước đo số lượng các chất hữu cơ ô nhiễm hòa tan được loại bỏ trong quá trình oxy hóa của vi khuẩn.
- COD: Số lượng các chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan hơn có thể loại bỏ bằng việc thêm axit.
Các loại vi khuẩn hiếu khí:
- Sinh vật hiếu khí bắt buộc
- Sinh vật yếm khí tùy ý
- Sinh vật hiếu khí chuộng ít cần cung cấp oxi cho sản xuất năng lượng nhưng tổn hại ở nồng độ khí quyển oxy
- Sinh vật yếm khí không bắt buộc
Các vi sinh vật xử lý hiếu khí:
- Pseusomonas
- Arthrobacter
- Bacillus
- Cytophaga
- Zoogle
- Nitrosomonas
- Nitrobacter
- Nitrococus
- Desulfovibrio
Ưu nhược điểm của quá trình hiếu khí là gì?
Ưu điểm:
- Quá trình xử lý hiếu khí không gây ra mùi hôi, chất lượng BOD đầu ra ổn định và đạt tiêu chuẩn
- Bùn vi sinh sau khi thu về có thể tái sử dụng làm phân bón
- Chi phí thực hiện không cao
- Thời gian xử lý thấp
Nhược điểm:
- Vận hành hệ thống phải liên tục, 24/7 và chủ yếu là hệ thống sục khí
- Ảnh hưởng nhiều bởi nhật độ, dinh dưỡng cho vi sinh vật