Tin tức

Men vi sinh xử lý nước thải là gì? Có bao nhiêu loại? Chọn mua men vi sinh ra sao?

Men vi sinh xử lý nước thải là gì?


Men vi sinh xử lý nước thải là một chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn có lợi (có khả năng hoạt động mạnh để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải thành các chất ít độc hại hơn mà không tạo ra các mùi hôi, khí độc…). Thành phần chứa chất dinh dưỡng, chất xúc tác sinh học hoặc enzyme để tăng hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải.

Đây là các vi khuẩn có trong tự nhiên, được nghiên cứu có hiệu quả xử lý cao. Sau đó chúng được phân lập và nuôi cấy bằng công nghệ hiện đại để tăng mật độ vi khuẩn. Với mật độ cực cao các chủng có lợi này, nước thải ô nhiễm nhanh chóng được xử lý. Các men vi sinh xử lý nước thải dạng bột sẽ có mật độ cao hơn men vi sinh dạng lỏng rất nhiều lần. 

Trong nước thải thường đã có các vi sinh vật, nhưng mật độ tự nhiên có thể không đủ để xử lý BOD, Tss và nitơ cao. Ví dụ như nước thải chế biến thực phẩm, cao su, thủy sản… Đặc biệt là chỉ tiêu Amoni, nitơ rất khó xử lý. Vì vậy, men vi sinh xử lý nước thải bổ sung vào hệ thống các chủng vi khuẩn tối ưu được chọn lọc, giúp hệ thống đạt hiệu quả tối ưu và nhanh chóng hơn. 

Men vi sinh xử lý nước thải có bao nhiêu loại?


2.1 Phân chia theo công dụng: 

Chia theo công dụng có vi sinh xử lý BOD, COD, TSS; xử lý amoni và nitơ; vi sinh xử lý dầu mỡ và vi sinh khử mùi. Tuy nhiên, dường như mặc định, khi nói vi sinh xử lý nước thải người ta ám chỉ ngay đến vi sinh xử lý BOD, COD, TSS.

Men vi sinh xử lý BOD, COD, Tss: 

Men vi sinh xử lý BOD, COD, Tss trong nước thải chứa các chủng vi khuẩn, thường thuộc chi Bacillus. Các vi khuẩn này hoạt động trong môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ, tùy thuộc vào loại bể mà bạn sẽ nuôi vi sinh.

Sau khi được cho vào bể sinh học, vi khuẩn sẽ chuyển đổi chất hữu cơ hòa tan thành các sản phẩm cuối cùng và phần còn lại thành các tế bào vi mới (sản sinh ra vi khuẩn mới). Chất hữu cơ ô nhiễm được kết hợp cùng vi khuẩn tạo thành sinh khối, và hầu hết phần còn lại là khí được giải phóng. Carbon dioxide (CO2) được tạo ra trong phương pháp xử lý hiếu khí là chính. Còn xử lý kỵ khí tạo ra cả CO2 và metan (CH4). Nhờ đó mà lượng chất hữu cơ ô nhiễm, BOD, COD và TSS giảm.

Men vi sinh xử lý amoni và nitơ: 

Chứa các chủng vi khuẩn chuyển đổi amoni thành nitrat và nitrat thành khí N2. Bổ sung men vi sinh xử lý amoni và nitơ giúp đẩy mạnh hiệu quả và giảm thời gian của quá trình xử lý amoni và nitơ trong nước thải theo chu trình nitơ trong tự nhiên. Quá trình xử lý amoni và nitơ gồm hai quá trình chính: nitrat hóa chuyển amoni thành nitrit rồi nitrat và phản nitrat hóa chuyển đổi nitrat thành khí nitơ vô hại. 

Quá trình nitrat hóa dị dưỡng với chủng vi khuẩn Pseudomonas và Bacillus chiếm ưu thế hơn nitrat tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter. Lý do là vì đặc điểm tự nhiên của các chủng tự dưỡng và dị dưỡng: 

  • Nitrosomonas và Nitrobacter cạnh tranh kém với vi khuẩn xử lý BOD. Đối với nước thải có BOD cao, chúng dễ bị ức chế dẫn đến xử lý amoni và nitơ kém hiệu quả.
Xem Thêm: Xử lý amoni hiệu quả hơn khi BOD thấp
  • So với hầu hết các vi khuẩn dị dưỡng trong nước thải, vi khuẩn tự dưỡng nitrosomonas và nitrobacter phát triển chậm. Ngay cả trong điều kiện tốt nhất, chúng cần tới 12-16 tiếng để phân bào. Trong khi các vi khuẩn dị dưỡng phân bào nhanh hơn, chúng phân chia cứ sau 30 – 60 phút.
  • Nitrosomonas và Nitrobacter cực kỳ nhạy cảm với môi trường nên hầu hết các hãng sản xuất vi sinh không nuôi cấy và sản xuất. Nếu có, chúng cần được bảo quản lạnh, ở dạng lỏng và giá thành rất mắc.

Đọc thêm về quá trình nitrat hóa dị dưỡng và tự dưỡng giúp bạn chọc lọc được sản phẩm vi sinh phù hợp với hệ thống.

Xem thêm: Vi khuẩn nitrat hóa tự dưỡng và dị dưỡng, ngoài nitrosomonas, nitrobacter còn những chủng nào?

Men vi sinh xử lý dầu mỡ và khử mùi:

Chứa các chủng vi khuẩn phân giải dầu mỡ và các bào tử gây mùi trong nước thải. Thường vi sinh xử lý BOD, TSS cũng có tác dụng này (mặc dù có thể không nhiều bằng sản phẩm chuyên). 

2.2 Phân chia theo loại vi khuẩn chính: men vi sinh hiếu khí, men vi sinh kỵ khí

Men vi sinh hiếu khí

Chứa các chủng vi khuẩn hiếu khí hoặc tùy nghi (chủ yếu là hiếu khí), chất dinh dưỡng. Sản phẩm này sẽ được cho vào bể hiếu khí có hệ thống sục khí thường xuyên để đảm bảo oxy đủ cho vi khuẩn sinh sôi và xử lý nước thải. Carbon dioxide (CO2) được tạo ra trong xử lý hiếu khí. Xử lý hiếu khí có thể giảm khoảng 95 – 98% BOD, COD và Tss đầu vào bể hiếu khí. 

Tùy vào chủng vi khuẩn có trong men vi sinh hiếu khí mà có các công dụng chính: 

  • Xử lý BOD, COD, Tss
  • Xử lý amoni và nitơ

Để quá trình xử lý hiếu khí đạt hiệu quả, bạn cần kiểm tra bể hiếu khí thường xuyên và lưu ý đến 7 yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh xử lý nước thải

Men vi sinh kỵ khí

Chứa các chủng vi khuẩn kỵ khí và chất dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển. Sản phẩm này sẽ được cho vào bể kỵ khí. Xử lý kỵ khí tạo ra cả carbon dioxide và metan (CH4). Quá trình xử lý kỵ khí dùng nguồn Carbon là CO2, HCO3, không cần oxy như phân hủy hiếu khí. Từ đó tiết kiệm chi phí sục khí. Qúa trình này sinh bùn ít hơn từ 3 – 20 lần so với quá trình hiếu khí. Khả năng chịu tải cao lên tới vài chục ngàn mg/L COD.

Xem thêm: So sánh quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí

2.3 Phân chia theo hình thái vật lý: men vi sinh dạng bột và men vi sinh dạng nước.

Men vi sinh xử lý nước thải dạng bột:

Ưu điểm lớn nhất của men vi sinh dạng bột là mật độ cao từ 5*10^9 đến 10^10 cfu/gram (5 – 10 tỷ con/ gram). Nhờ mật độ cao, nhiều thành phần hữu cơ được xử lý hơn trong thời gian nhanh hơn. Vi sinh dạng bột phù hợp để xử lý các loại nước thải khó phân huỷ như tinh bột, cao su, thực phẩm và thủy sản. Càng nhiều vi sinh, tốc độ xử lý càng nhanh. 

Men vi sinh xử lý nước thải dạng bột cũng dễ dàng vận chuyển hơn. Chúng nhỏ gọn và không yêu cầu đóng gói đặc biệt. Nguy cơ hư hỏng, móp méo trong quá trình vận chuyển cũng thấp hơn. Đặc biệt, các vi sinh dạng bột ở dạng bào tử nên không bị thức dậy và chết đi khi bị rung lắc do vận chuyển.

Mặc dù vi sinh dạng bột có thể ném trực tiếp xuống hệ thống nhưng chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều nếu bạn kích hoạt với nước rồi mới đổ vào. Cách làm: pha 200g vi sinh bột vào 5-10 lít nước, khuấy đều và để thoáng trong 30′.

Men vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng: 

Ưu điểm lớn nhất của men vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng là tính tiện dụng. Bạn chỉ cần mở nắp chai và đổ xuống bể hiếu khí hoặc kỵ khí. 

So với vi sinh dạng bột, vi sinh dạng lỏng có mật độ thấp hơn. Có khoảng 3*10^7 cfu/ml – 5*10^8 cfu/ml (30 triệu – 800 triệu con/ml)

Xem thêm: Nên dùng vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng hay bột

2.4 Phân chia theo loại nước thải:

Cách chọn mua men vi sinh xử lý nước thải


3.1 Xác định mục đích sử dụng. Bạn khởi động hệ thống hay là xử lý một chỉ tiêu cụ thể?

Khởi động hệ thống: 

Vi sinh xử lý BOD, COD, Tss là loại được dùng để kích hoạt hệ thống mới hoặc khởi động lại. Bạn dùng vi sinh hiếu khí cho bể hiếu khí và vi sinh kỵ khí cho bể kỵ khí.

Xử lý các chỉ tiêu nước thải: 

Để xử lý BOD, COD, TSS, bạn dùng vi sinh xử lý BOD, COD, Tss như Bio Water AE (vi sinh hiếu khí) và Bio Water AN (vi sinh kỵ khí). Đây là vi sinh dạng bột nhập khẩu, có mật độ 10^10 cfu/gram (10 tỷ con/gram).

Để xử lý amoni, nitơ, bạn dùng vi sinh xử lý amoni, nitơ với các chủng dị dưỡng giúp xử lý nhanh và hiệu quả. 

3.2 Bể nào của bạn cần được thêm vi sinh?

Xác định bể cần thêm vi sinh để lựa chọn loại vi sinh hiếu khí hay kỵ khí. 

3.3 Lựa chọn men vi sinh xử lý nước thải có mật độ cao

Khi mua men vi sinh, bạn nên hỏi về mật độ vi khuẩn. Vì mật độ cao các vi khuẩn khỏe mạnh như sẽ giúp xử lý hiệu quả và nhanh chóng hơn.

4. Các men vi sinh xử lý nước thải mà Thành Lợi Phát đang phân phối:


  • Dòng vi sinh hiếu khí Bio Water AE
  • Dòng vi sinh kỵ khí Bio Water AN
  • Dòng vi sinh xử lý N, NH4..
  • Dòng vi sinh xử lý dầu mỡ Bio Water LP
  • Vi sinh xử lý rác thải (Bio Waste)
  • Vi sinh xử lý mùi Bio Air E

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *